Codeigniter Framework là gì?
Hiện nay Web Framework ngày càng được phát triển đa dạng và có số lượng nhiều hơn. Trong số đó một số cái được nhắc đến nhiều như Zend, Laravel, CakePHP, Codeigniter… Mỗi cái lại tồn tại những ưu và nhược điểm riêng của nó. Trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ giới thiệu Codeigniter Framework. Một Framework với nhiều tính năng ưu vượt rất dễ học.
Mục lục
Codeigniter Framework là gì?
CodeIgniter viết tắt là CI một PHP Framework hoạt động dựa theo mô hình cấu trúc MVC (Models-View-Controller), gồm các thư viện được viết sẵn, giúp xây dựng website bằng ngôn ngữ lập trình PHP nhanh và tổ chức code tốt hơn.
Các thư viện này sẽ liên qua tới cơ sở dữ liệu, phân trang, bảo mật, session, cookie, upload file vv… Khi sử dụng lập trình viên chỉ cần lắp ghép lại với nhau để hoạt động.
CI được phát hành vào ngày 28/02/2006 và được phát triển bởi ExpressionEngine Development Team thuộc EllisLab, Inc.
Ưu điểm của Codeigniter Framework
Thiết kế website khi sử dụng Codeigniter có nhiều ưu điểm vượt trội. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các ưu điểm mà CI sở hữu:
- Khá nhẹ: Với dung lượng tải về chỉ khoảng 2MB, với dung lượng nhỏ như vậy giúp cho CI nhẹ hơn và hoạt động nhanh chóng hơn.
- Bảo mật cao: Các Framework luôn phải đảm bảo được tiêu chí bảo mật. CI có khả năng ngăn ngừa XSS và SQL Injection giúp trang web an toàn hơn khi sử dụng.
- Mã nguồn mở: vì đây là một mã nguồn mở vì vậy các lập trình viên có thể tự phát triển và chỉnh sửa theo ý mình.
- Miễn phí: CI cho phép sử dụng hoàn toàn miễn phí.
- Thư viện phong phú: các tính năng như gửi email, kiểm tra dữ liệu, mã hoá, bảo mật vv… đều có sẵn trong thư viện của CI.
- Hỗ trợ SEO: cấu trúc URL khá thân thiện với công cụ tìm kiếm. Chính điều này đã gia tăng sức mạnh cho website khi sử dụng mã nguồn Codeigniter.
Cấu trúc thư mục của Codeigniter Framework
Cùng tìm hiểu về cấu trúc thư mục của CI:
index.php có vai trò như controller đầu vào, tiếp nhận các yêu cầu từ phía client (máy khách) và chuyển các yêu cầu này cho hệ thống xử lý.
system chứa phần lõi của CodeIgniter, gồm các thư viện xây dựng sẵn, các tập tin ngôn ngữ, ghi chú hệ thống,…
Trong đó các thư mục sau khá quan trọng :
application : các tập tin được lập trình cho ứng dụng sẽ được lưu tại đây
cache : bộ đệm của hệ thống, chứa các trang đã xử lý trước đó.
helpers : chứa các hàm hỗ trợ cho khi viết ứng dụng.
libraries : chứa thư viện dựng sẵn của CodeIgniter.
Đối với lập trình viên, các tập tin lập trình sẽ được lưu vào thư mục system/application. Trong đó :
– config : chứa các tập tin cấu hình hệ thống.
– controllers : chứa các lớp controllers.
– errors : chứa các tập tin lỗi.
– helpers : chứa các hàm tiện ích do người dùng định nghĩa.
– hooks : chứa các tập tin để mở rộng mã nguồn CodeIgniter.
– language : chứa các tập tin ngôn ngữ.
– libraries : chứa các thư viện cho người dùng định nghĩa.
– models : chứa các lớp model.
– views : chứa các lớp view.
Có nên sử dụng Codeigniter để thiết kế website hay không?
Với những ưu điểm nổi bật ở trên Codeigniter Framework là lựa chọn tốt để bắt đầu thiết kế website. Nhiều trang web hiện nay đã và đang sử dụng CI Framework để dựng trang web bán hàng, tin tức vv… Bên cạnh đó CI có rất nhiều thư viện sẵn hộ trợ khá tốt cho lập trình viên. Nếu bạn đang tìm kiếm một Framework để làm web thì đừng bỏ qua Codeigniter.